Cơ sở của Bunraku Bunraku

Con rối Bunraku có kích cỡ cao từ 0,75 đến 1,2m hay hơn, dựa trên tuổi tác, giới tính của nhân vật và tục lệ của mỗi đoàn kịch riêng. Trong rất nhiều nhà hát trên khắp Nhật Bản, rối truyền thống Osaka nói chung là nhỏ nhất, trong khi rối truyền thống Awaji, nơi phần lớn các vở kịch ban đầu được diễn ở không gian lớn ngoài trời, là lớn nhất.

Đầu và tay của rối truyền thống được các chuyên gia chạm trổ, trong khi thân mình và trang phục thường được người điểu khiển rối thực hiện. Đầu có thể có nhiều máy móc tinh xảo. Trong các vở kịch để tài siêu nhiên, một cỏn ối có thể được thiết kế sao cho mặt chúng có thể nhanh chóng chuyển thành mặt quỷ. Những chiếc đầu ít phức tạp hơn có thể biết chớp mắt, đảo mắt, nhắm mắt và mũi, mồm, lông mày có thể di.

Việc điều khiển mọi chuyển động của các bộ phận trên đầu được đặt trên một tay cầm gắn vào cổ con rối và được nghệ sĩ rối chính điều khiển bằng cách đưa tay trái vào ngực con rối thông qua một cái lỗ ở sau thân.

Nghệ sĩ rối chính, omozukai, dùng tay phải để điểu khiển tay phải con rối. Nghệ sĩ rối bên trái, được gọi là hidarizukai hay sashizukai, phục thuộc vào truyền thống của đoàn kịch, điều khiển tay trái con rối bằng tay phải của mình qua một cây gậy điểu khiển gắn vào cùi trỏ con rối. Nghệ sĩ rối thứ ba, gọi là ashizukai, điểu khiển cẳng chân và bàn chân.

Tất cả các con rối trừ các con rối rất phụ đều cần ba người điểu khiển, tất cả bọn họ đều được khán giả thấy rõ, và thường mặt áo dài đen. Phong tục một số nơi còn yêu cầu tất cả nghệ sĩ rối đội mũ trùm đen, trong khi một số khác, bao gồm Nhà hát Bunraku Quốc gia, thì nghệ sĩ rối để đầu trần, một phong cách biểu diễn gọi là dezukai.

Thường một người lĩnh xướng thuật lại mọi phần của nhân vật, dùng cao độ giọng khác nhau để chuyển đổi qua các nhân vật. Tuy vậy, đôi khi lại sử dụng nhiều người lĩnh xướng. Người lĩnh xướng ngồi cạnh người chơi shamisen trên một bệ nổi, và mỗi khi bệ này xoay, mang theo nhạc cụ thay thế cho cảnh tiếp.

Shamisen dùng trong bunraku có thanh điêu khác với các shamisen khác. Giọng trầm hơn và tiếng cũng đầy hơn.

Bunraku có chung nhiều chủ đề với kabuki. Thực tế, nhiều vở kịch đều được viết cho cả diễn viên kabuki lẫn các đoàn kịch rối bunraku. Bunraku đặc biệt chú ý đến những vở kịch tự sát của các đôi nhân tình. Câu chuyện 47 Ronin nổi tiếng ở cả bunraku lẫn kabuki.

Nhân vật Osono, trong vở Hade Sugata Onna Maiginu, trong vở diễn của Đoàn kịch rối truyền thống Tonda ở Nagahama, tỉnh Shiga.

Bunraku là tác giả của nhà hát, ngườ với kabuki, là người biểu diễn của nhà hát. Trong Bunraku, trước buổi diễn, người lĩnh xướng nêu ra câu chuyện và cúi chào khán giả, hứa sẽ thuật lại một cách trung thực. Ở kabuki, diễn viên thường sử dụng lỗi chơi chữ trong tên mình, ứng khẩu, tham khảo thêm những gì đang diễn ra và một số thứ khác có thể không đúng theo kịch bản.

Nhà viết kịch Bunraku nổi tiếng nhất là Chikamatsu Monzaemon. Với sự nghiệp hơn một trăm vở kịch, đôi khi ông được gọi là Shakespeare của nước Nhật.

Các đoàn kịch, diễn viên, và người làm rối bunraku đã được đưa vào danh sách các "Di sản Quốc gia sống " theo chương trình bảo tồn văn hóa truyền thống của Nhật.